Chuyên gia Đông y cho rằng, hãy chăm sóc
cơ thể ngay khi bạn đang trẻ và khỏe mạnh bằng cách bấm huyệt đơn giản để bảo
dưỡng và thải độc. Đừng bao giờ chờ đến có bệnh mới lo.
Các chuyên
gia Đông y thường nói, hãy tận dụng hết chức năng của ngón tay bạn trước khi
dùng đến kim tiêm.
Điều này
để nhấn mạnh rằng, giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất chính là phòng bệnh
chứ không phải chữa bệnh.
Không
những thế, với những ngón tay nhỏ bé, bạn có thể mát xa các huyệt vị trên cơ
thể hàng ngày một cách vô cùng đơn giản, nhưng sẽ mang tới những hiệu quả tuyệt
vời.
Bất kỳ
thời gian nào trong ngày, nếu rảnh tay là bạn có thể tự "phòng, khám và
chữa" bệnh cho chính mình.
Trên cơ
thể có hàng chục huyệt vị, mỗi một điểm như vậy có những chức năng, nhiệm vụ và
sự kết nối với các bộ phận nội tạng khác nhau.
Cùng với
sự tăng dần của tuổi tác, các chức năng của các cơ quan trên cơ thể dần bị
thoái hóa, hệ thống miễn dịch giảm dần.
Vì vậy,
cách mà các chuyên gia Đông y hướng dẫn chúng ta chính là hãy chăm sóc các bộ
phận cơ thể hàng ngày thay vì chờ đến khi ốm đau, phát bệnh mới điều trị.
Mỗi một
huyệt vị là cơ quan đại diện cho một số bộ phận trên cơ thể. Nếu biết "tận
dụng" ưu điểm của các huyệt vị này, chúng ta hoàn toàn có thể mát xa để
chống lão hóa, thải độc , phòng và chữa bệnh vô cùng hiệu quả.
1.
Dưỡng lá lách: Huyệt Thương khâu
Vị trí của
huyệt Thương khâu ở gần ngay dưới hõm ở mắt cá chân, bạn có thể xem hình minh
họa để xác định điểm chính xác.
Khi xoa
bóp vị trí này, sẽ giúp làm cho khí huyết đi từ lá lách đến cách kinh mạch và
ngược lại.
Ưu điểm
nổi bật nhất là giúp cho cơ thể giải quyết tình trạng bị đầy bụng, ruột nôn
nao, tiêu chảy, viêm dạ dày, viêm ruột, khó tiêu, táo bón và các bệnh khác.
Hàng ngày
bạn nên xoa bóp khoảng 3-5 lần, mỗi lần 3 phút, lần lượt mát xa thay đổi cho cả
2 chân. Bấm cường độ vừa phải, khi có cảm giác mỏi tê thì dừng lại.
2.
Dưỡng thận: Huyệt Dũng tuyền
Huyệt Dũng
tuyền nằm ở điểm thấp nhất trên cơ thể, giữa hõm gan bàn chân ở 1/3 phía trước.
Xem hình minh họa để tìm chính xác ví trí.
Điểm này
tương đối nhạy cảm, cường độ bấm chỉ nên làm nhẹ nhàng một cách vừa đủ, thực
hiện khoảng 5 phút mỗi ngày, có tác dụng đặc biệt trong việc giải độc thận.
Thời gian
giải độc thận thích hợp nhất là trước 5 – 7 giờ sáng. Vì thế, nếu muốn phòng
ngừa các bệnh về thận thì bạn phải "chịu khó" dậy sớm, uống một cốc
nước lọc ấm và thực hiện mát xa ngay.
3.
Dưỡng phổi: Huyệt Hợp cốc
Huyệt Hợp
cốc nằm giữa vùng hõm của ngón trỏ và ngón cái, còn có tên gọi khác là Hổ khẩu.
Có thể
dùng cách đan hai ngón trỏ và ngón cái của tay này vào tay kia rồi bóp, ấn
mạnh.
Mát xa
huyệt vị này có tác dụng giảm đau rất tốt, thúc đẩy trao đổi chất, loại bỏ độc tố trong phổi và
các cơ quan nội tạng khác, điều trị triệu chứng chóng mặt và buồn ngủ.
Người hút
thuốc lá hoặc làm việc trong môi trường độc hại thì càng phải "quan tâm và
chăm sóc" huyệt vị này mỗi ngày.
4.
Dưỡng gan: Huyệt Thái xung
Huyệt Thái
xung nằm trên lưng bàn chân ở vị trí giữa xương nối ngón chân cái và ngón chân
thứ 2. Xem hình mình họa để nhận biết điểm chính xác.
Mát xa
huyệt vị này có tác dụng tốt nhất trong việc giải độc gan,
loại bỏ hỏa khí làm cơ thể bốc hỏa và nóng trong, hạ huyết áp, những người có
tính khí nóng nảy thì nên thường xuyên bấm huyệt này.
Dùng ngón
tay day bấm huyệt trong khoảng 4 phút với một lực nhẹ vừa đủ, đến khi cảm thấy
hơi đau một chút thì dừng lại.
5.
Dưỡng tim: Huyệt Thiếu phủ
Huyệt Thiếu
phủ nằm trên đường chỉ tay giao giữa ngón út và ngón đeo nhẫn. Xem hình minh
họa để xác định chính xác vị trí.
Khi bấm
huyệt này nên dùng lực hơi mạnh một chút, thay đổi tay xen kẽ đều trong trong
mỗi lần bấm.
Huyệt
Thiếu phủ thuộc về "kinh thủ thiếu âm tâm", mát xa thường xuyên có
tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh về tim mạch như tim đập không đều, rối
loạn nhịp tim, đau thắt ngực và các bệnh tim mạch khác.
Các chuyên
gia Đông y có quan niệm rằng, huyệt vị là điểm nhỏ nhất nhưng lại có công dụng
tốt nhất, hãy tận dụng nó để thải độc và bảo dưỡng các bộ phận bên trong nội
tạng.
Mỗi ngày
bạn dành ra ít phút kiên trì bấm huyệt, hiệu quả mang lại cho sức khỏe sẽ không
thể đo đếm hết được và rất bất ngờ.
Lịch
"làm việc" của các cơ quan trong cơ thể
Để biết
cách chăm sóc tốt nhất cho các bộ phận trên cơ thể ngay từ khi bạn còn trẻ và
khỏe mạnh, hãy xem "lịch làm việc" của các bộ phận cơ thể và hỗ trợ
chúng làm việc hiệu quả nhất.
- Từ 21-23
giờ là thời gian thải độc của hệ thống miễn dịch (lympha), thời điểm này bạn
nên ở những nơi yên tĩnh, nghe nhạc hoặc ngủ.
- Từ 23
giờ đêm – 1 giờ sáng là thời điểm giải độc của gan, lúc này bạn nhất thiết phải
ở trong trạng thái đang ngủ say.
- Từ nửa
đêm đến đến 4 giờ sáng là thời điểm tụy tạo máu vì thế phải ngủ sâu giấc, không
nên thức khuya.
- Từ 1-3
giờ sáng là thời điểm thải độc của mật, lúc này bạn nhất thiết phải ở trong
trạng thái đang ngủ say.
- Từ 3-5
giờ sáng là thời điểm giải độc của phổi vì thế với người bị ho thì đây là thời
điểm ho dữ dội nhất, vì công việc thải độc đang thực hiện tại phổi, không nên
uống thuốc ho lúc này để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình thải độc.
- Từ 5-7
giờ sáng là thời điểm thải độc của đại tràng, đây là thời điểm tốt nhất để bạn
đi đại tiện, làm sạch đại tràng để đón chào một ngày mới.
- Từ 7-9
giờ sáng là thời điểm ruột non hấp thu lượng lớn dưỡng chất vì thế không nên bỏ
qua bữa sáng. Người bệnh nên ăn sáng lúc sớm trước 6:30 sáng, người khỏe mạnh
thì nên ăn trước 7:30.
Người
thường xuyên không ăn sáng nên thay đổi thói quen này, cho dù là ăn muộn lúc
9-10 giờ thì cũng vẫn nên ăn.
Đây là một
liệu trình bảo dưỡng và duy trì sức khỏe của 5 cơ quan quan trọng nhất trong
nội tạng. Nếu muốn có một sức khỏe tốt, bạn hãy dành thời gian để thực hiện mát
xa và nghỉ ngơi phù hợp theo "lịch" của ngũ tạng.
Nguồn: Health
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét